Kính cường lực cách âm cách nhiệt

Kính cường lực cách âm cách nhiệt

Đăng bởi: Là Ánh Glass

Là Ánh Glass

Kính cách âm cách nhiệt hay còn được gọi là kính hộp được cấu tạo bởi 02 hay nhiều lớp kính ghép lại nhau. Giữa các lớp kính được ngăn cách bởi thanh đệm nhôm bên trong có chứa hạt hút ẩm. Với thiết kế như trên kính hai lớp cách nhiệt có tác dụng giảm nhiệt độ tác dụng vào trong văn phòng, nhà ở một cách triệt để. Giúp không gian trong văn phòng trở nên mát mẻ, dễ chịu. Công việc, sinh hoạt được diễn ra thuận lợi.

5.0 (100%)/1 votes

Tóm tắt nội dung

Kính cường lực cách âm cách nhiệt

Chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các thiết bị tiên tiến được áp dụng rất nhiều vào trong thực tiễn để tăng năng xuất, tăng chất lượng cho sản phẩm. Nhằm phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của chúng ta. Đối với vật liệu trong xây dựng cũng vậy, lấy sự đơn giản, tinh tế và gần gũi với thiên nhiên làm thiên hướng chủ đạo. Kính là vật liệu chủ đạo, tạo nên không gian thoáng mát, thoải mái khi làm việc và sinh hoạt. Loại kính đang được sử dụng nhiều hiện nay với các tính năng vượt trội đó là kính cách nhiệt 2 lớp. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu.

Tổng quan về kính cách nhiệt

Không giống với các loại kính thông thường cửa kính cường lực cách nhiệt được làm từ loại kính cách âm cách nhiệt (còn được biết đến với cái tên kính hộp) được hai hay nhiều lớp kính ghép lại với nhau cấu tạo thành. Các lớp kính được ngăn cách với nhau bởi thanh đệm nhôm, bên trong có chứa hạt hút ẩm. Các hạt hút ẩm chính là nhân tố hút lớp không khí bên trong, tạo thành một lớp không khí khô và ngăn cản sự chuyên nghiệp hết sức hiệu quả. Không chỉ vậy, bên ngoài cửa kính cường lực cách nhiệt còn có một lớp keo liên kết với các lớp kính và thanh nhôm giúp định hình cửa kính.

Công ty kính cường lực đà nẵng chuyên cung cấp ra thị trường các loại cửa kính cách âm cách nhiệt. Sản phẩm của công ty chúng tôi được sản xuất trên dây chuyền khép kín của châu  Âu, đối với vùng khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt của Việt Nam hoàn toàn vẫn đảm bảo được tính cách âm cách nhiệt tốt. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc tốn thời gian và tiền bạc trong việc làm giảm tiếng ồn và sự nóng bức khi sử dụng sản phẩm kính hộp mang thương hiệu an toàn.

 

Kính cường lực cách âm cách nhiệt

Kính cách nhiệt 2 lớp là gì?

Kính 2 lớp cách nhiệt hay còn được gọi là kính hộp. Là vật liệu được gắn kết bởi hai lớp kính có không khí ở giữa. Lớp không khí này thường khí trơ hoặc không khí khô. Hai lớp kính được chọn thường là loại kính cường lực.

Được cấu tạo bởi hai hay nhiều lớp kính, giữa lớp kính là các khoảng rỗng được bơm 95% – 97% khí Argon.

Xung quanh các lớp kính được ngăn cách bởi thanh đệm nhôm bên trong có chứa các hạt hút ẩm để hút hết những phân tử nước còn lại mà quá trình bơm khí còn sót lại.

Ngoài cùng là lớp Silicon chuyên dụng sẽ liên kết các lớp kính và thanh đệm nhôm (khung nhôm định hình).

Kính hộp là sự kết hợp rất đa dạng giữa các loại kính như: kính thường, kính cường lực, kính dán an toàn, kính phản quang, kính cản nhiệt Bỉ (Low-E), kính cản nhiệt Nhật, …

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước lớn nhất: 2440mm x 3600mm
  • Kích thước nhỏ nhất: 100mm x 150mm
  • Độ dày toàn phần: 10mm x 60mm
  • Độ dày của 1 tấm kính: 3mm x 12mm

Kính cường lực cách âm cách nhiệt

Các loại kính cách âm

Kính cách âm hệ cửa sổ

  • Cửa sổ mở trượt 2 cánh khoá bán nguyệt
  • Cửa sổ mở trượt 4 cánh khoá bán nguyệt
  • Cửa sổ mở trượt có thanh khóa đa điểm
  • Cửa sổ mở trượt 4 cánh có thanh khóa đa điểm
  • Cửa sổ 2 cánh mở quay lề chữ A, chốt cánh phụ, thanh khoá
  • Cửa sổ 1 cánh mở hất, lề chữ A,thanh chống gió, khoá tay gạt
  • Cửa sổ 1 cánh mở quay lề chữ A, thanh khoá
  • Cửa sổ mở trượt, lưới chống muỗi

Vách kính cách âm hệ cửa đi

  • Vách kính cách âm 1 cánh mở quay lề 3D, khoá đa điểm
  • Cửa kính chống ồn 1 cánh mở quay lề 3D, khoá đơn điểm có lẫy gà
  • Cửa cách âm 1 cánh mở quay lề 3D, khoá đa điểm có lẫy gà
  • Cửa chống ồn đi thông phòng 1 cánh mở quay lề 3D (Không có khoá)
  • Vách kính cách âm 2 cánh mở quay lề 3D, khoá đa điểm
  • Cửa kính chống ồn 2 cánh mở quay lề 3D, khoá đa điểm có lẫy gà
  • Vách kính cách âm 2 cánh mở trượt khoá đa điểm
  • Cửa chống ồn 4 cánh mở trượt khoá đa điểm
  • Cửa cách âm 4 cánh mở quay, lề 3D, chốt liền, khoá đa điểm

Tính năng của kính 2 lớp cách nhiệt

Với thiết kế như trên kính hai lớp cách nhiệt có tác dụng giảm nhiệt độ tác dụng vào trong văn phòng, nhà ở một cách triệt để. Giúp không gian trong văn phòng trở nên mát mẻ, dễ chịu. Công việc, sinh hoạt được diễn ra thuận lợi.

Ngoài ra khi sử dụng vật liệu này còn có tác dụng cách âm. Nó sẽ tạo cho bạn có một không gian yên tĩnh để làm việc hay nghỉ ngơi thư giãn. Việc sử dụng loại vật liệu này sẽ tạo tối đa ánh sáng tự nhiên cho căn phòng của bạn. Giúp bạn có thể hòa mình với không gian bên ngoài khi công việc căng thẳng.

Khi kính có tác dụng cách nhiệt thì những thiết bị làm mát cho căn phòng như điều hòa, quạt điện. Không phải làm việc một cách tối đa giúp bạn có thể tiết kiệm một khoản chi tiêu cho tiền điện hàng tháng.

Với thiết kế gồm hai tấm kính cường lực vững chắc. Sẽ tạo cảm giác an toàn cho chúng ta khi sử dụng. Đồng thời đảm bảo độ an toàn cho các đồ nội thất bên trong khi xảy ra những kiểu thời tiết cực đoan. Tăng độ tin cậy cho ngôi nhà, văn phòng khi có kẻ xấu muốn đột nhập.

Nhược điểm của kính cách nhiệt

Bên cạnh những ưu điểm thì kính cách nhiệt 2 lớp còn có những nhược điểm:
Giá thành của kính cách nhiệt 2 lớp là giá thành cao do sử dụng nhiều công nghệ, nhiều chi tiết hơn.
Nặng, kính cách nhiệt 2 lớp thông thường nặng gấp đôi kính thường, do cần hệ khung nhôm và bản lề chịu lực cao hơn.

Ứng dụng của kính cách nhiệt 2 lớp

Bản chất của nó là cách nhiệt, cách âm nên ta có thể dùng bất cứ đâu nếu cần sử dụng kính. Tuy nhiên, do giá thành cao nên người ta thường sử dụng cho các công trình hiện đại có độ sang trọng như khách sạn, toà nhà quan trọng tạo điểm nhấn cho công trình.

Đặc biệt, với các phòng đặc biệt cần cách âm, cách nhiệt, phòng lạnh, nghiên cứu, trung tâm dữ liệu datacenter, … thì sử dụng kính cách nhiệt 2 lớp là vô cùng phù hợp.

Phim cách nhiệt nhà kính

Các vật liệu kính thường được khá nhiều người biết đến, nhưng các vật dụng bổ trợ cho chúng trong xây dựng hay thiết kế – một thứ cũng khá quan trọng để giúp tăng độ bền và kết dính, độ chắc chắn cho các loại kính thì lại thường không được nhiều người biết đến hay tìm hiểu. Vì thế, Kính cường lực Hà Nội hôm nay sẽ giới thiệu tới bạn đọc phim cách nhiệt nhà kính, một trong số các vật dụng đó.

Đặc điểm, cấu tạo của phim cách nhiệt nhà kính

Phim cách nhiệt hay còn gọi là giấy dán kính cách nhiệt là tấm phim polyester có keo tự dán để dán lên mặt trong cửa kính xe hơi, cửa nhà kính, chúng có cấu tạo gần giống với giấy dán kính, decal dán kính….

Đây là sản phẩm ra đời từ nhu cầu của các phi công lái máy bay luôn phải chịu cái nóng rát từ mặt trời khi bay trên các tầng mây.
Ngày nay, phim kính cách nhiệt nhà kính đã được các nhà sản xuất cải tiến để nâng cao khả năng cách nhiệt tốt hơn, hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm 1 lớp có khả năng cản tia UV trước lớp nhuộm màu, rồi đến một lớp kim loại mỏng ở giữa. Nhờ đó, khả năng cách nhiệt tăng vượt trội lên đến hơn 40% so với phim cách nhiệt thông thường. Ngoài ra, còn một loại phim cách nhiệt nhà kính nữa có thêm tấm phim chọn lọc quang phổ, điều này giúp cho ánh sáng được xuyên qua nhiều hơn mà vẫn cách được nhiệt tốt.

Ưu nhược điểm của phim cách nhiệt nhà kính

Ưu điểm

  • Dán phim cách nhiệt có khả năng chống nóng: Sử dụng phim cách nhiệt có thể giảm tới 80% – 90% nhiệt độ của mặt trời chiếu vào, làm mát không khí bên trong nhanh chóng và làm giảm điện năng điều hòa.
  • Có khả năng bảo vệ sức khỏe của con người: giúp cho con người không bị sạm da, chống nắng, chống nám da, không bị ung thư, tránh được tia UV chiếu thẳng vào giữ sức khỏe con người tốt hơn.
  • Bảo vệ các đồ dùng nội thất không phai màu, nâng cao tuổi thọ cho các đồ dùng thiết bị điện tử, không bị phồng rộp, bảo vệ các đồ dùng bên trong giữ nguyên mới.
  • Dán phim cách nhiệt làm giảm tải điện năng, tiết kiệm được nhiên liệu cho con người.
  • Tạo được không gian riêng tư

Nhược điểm

  • Không có khả năng chống các tia hồng ngoại, tử ngoại
  • Khả năng cản sáng, làm giảm tầm nhìn xa
  • Khi hấp thụ nhiệt cao thì làm giảm tuổi thọ của kính, làm tăng ánh sáng chói vào bên trong